Monday, February 24, 2014

Cảm biến

 Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia 

tu-dong-hoa-cam-bien-thiet-bi-cong-nghiep

Bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận những thay đổi từ môi trường bên ngoài và biến đổi thành các tín hiệu điện để điều khiển các thiết bị khác. Cảm biến là một trong ba thành phần cơ bản của hệ thống điều khiển.

Có nhiều loại cảm biến khác nhau như cảm biến nhiệt, cảm biến quang, cảm biến hồng ngoại,...

Các loại cảm biến

Biến trở tuyến tính, biến trở góc quay dùng để chuyển đổi sự dịch chuyển thành điện áp. Ngoài ra còn có thể chuyển đổi kiểu điện cảm và điện dung... Nguyên tắc chung để đo các đại lượng không điện như nhiệt độ, quang thông, lực, ứng suất, kích thước, di chuyển, tốc độ... bằng phương pháp điện là biến đổi chúng thành tín hiệu điện. Cấu trúc thiết bị đo gồm ba thành phần:
Bộ phận chuyển đổi hay cảm biến, cơ cấu đo điện và các sơ đồ mạch trung gian hay mạch gia ông tín hiệu ví dụ như mạch khuếch đại, chỉnh lưu, ổn định. Cảm biến xenxin làm phần tử đo lường trong các hệ bám sát góc quay, truyền chỉ thị góc quay ở cự ly xa mà không thực hiện được bằng cơ khí.
Biến áp xoay (quay) dùng để biến đổi điện áp của cuộn sơ cấp hoặc góc quay của cuộn sơ cấp thành tín hiệu ra tương ứng với chúng. Biến áp xoay sin, cos để đo góc quay của rôto, trên đặt cuộn sơ cấp, thành điện áp tỉ lệ thuận với sin hay cos của góc quay đó. Biến áp xoay tuyến tính biến đổi độ lệch góc quay của rôto thành điện áp tỉ lệ tuyến tính.
Con quay 3 bậc tự do và con quay 2 bậc tụ do được sử dụng làm các bộ cảm biến đo sai lệch góc và đo tốc độ góc tuyệt đối trong các hệ thống ổn định đường ngắm của các dụng cụ quan sát và ngắm bắn.

Cảm biến tốc độ - bộ mã hóa quang học là đĩa mã trên có khắc vạch mà ánh sáng có thể đi qua được. Phía sau đĩa mã đặt phototransistor chịu tác dụng của một nguồn sáng. Động cơ và đĩa mã được gắn đồng trục, khi quay ánh sáng chiếu đến phototransistor lúc bị ngăn lại, lúc không bị ngăn lại làm cho tín hiệu ở cực colecto là một chuỗi xung. Trên đĩa mã có khắc hai vòng vạch, ngoài A trong B có cùng số vạch, nhưng lệch 90° (vạch A trước B là 90°). Nếu đĩa mã quay theo chiều kim đồng hồ thì chuỗi xung B sẽ nhanh hơn chuỗi xung A là ½ chu kỳ và ngược lại. Thiết bị đo tốc độ như DC Tachometer, AC Tachometer, Optical Tachometer.

Cảm biến nhiệt độ như Pt 56Ω, Pt 100Ω, Thermocouple…

Vai trò của cảm biến trong tự động hóa

Cảm biến có vai trò quan trọng trong các bài toán điều khiển quá trình nói riêng và trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung. - Là thiết bị có khả năng cảm nhận các tín hiệu điều khiển vào, ra. - Có vai trò đo đạc các giá trị. - Giới hạn cảm nhận với đại lượng vật lý cần đo.


Một học sinh chế tạo máy phun thuốc trừ sâu tự động

 Em Phạm Minh Quý, học sinh lớp 11A3, trường THPT Trần Phú (Đà Lạt) vừa chế tạo thành công hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động.
Hệ thống này có cấu tạo khá đơn giản và hoạt động theo nguyên lý ròng rọc chuyển động. Với một chiếc mô tơ cũ, Minh Quý đã “độ” lại để có thể chạy hai chiều, một đoạn dây cô-roa nối với chiếc trục sau của xe đạp gắn với cần phun; chiếc cần phun gắn với ống dẫn đến bình thuốc bảo vệ thực vật pha sẵn.
May phun thuoc tu dong - Tự động hóa
Phạm Minh Quý và chiếc máy phun thuốc trừ sâu tự chế
 
Khi hoạt động, người điều khiển hệ thống chỉ cần bật máy bơm áp lực đẩy thuốc bảo vệ thực vật  lên cần phun, rồi vận hành hệ thống ròng rọc để kéo cần phun chạy lướt qua, phun thuốc bảo vệ thực vật lên luống cây trồng.
Quý cho biết, hệ thống phun thuốc bảo vệ thực vật tự động này sử dụng được trên nhiều địa hình khác nhau, phù hợp để phun cho các loại cây có thân thấp như: rau, hoa, trà…
Hệ thống này có chi phí sản xuất khá rẻ (chỉ khoảng 3 triệu đồng), một máy có thể thay thế 10 công lao động và quan trọng nhất là giúp nông dân hạn chế tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật độc hại.
Nguồn: SGGP




Tự động hóa, ngành học hấp dẫn và nhiều triển vọng

Dù điểm chuẩn của ngành tự động hóa chỉ từ 13-21 điểm và kiến thức trong trường rất khoainhưng vẫn là ngành hot với nhiều thí sinh vì cơ hội việc làm rộng mở, là ngành của tương lai.
Tự động hóa
Thí sinh có rất nhiều lựa chọn để nộp hồ sơ vì hiện nay rất nhiều trường đào tạo ngành tự động hóa (TĐH) như: ngành TĐH xí nghiệp công nghiệp của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội; tự động hóa nằm trong nhóm ngành Kỹ thuật điện của ĐH Công nghiệp kĩ thuật Thái Nguyên, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM,...
Ngoài ra, một số trường ĐH thành lập bộ môn tự động hóa phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn TĐH thiết kế cầu đường của Trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn TĐH xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội…
Một số yêu cầu về kiến thức và kỹ năng
Theo trường ĐH Giao thông Vật tải TP HCM, học tự động hóa cần có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội và cần có khả năng vận dụng chúng vào việc tiếp cận khai thác các thông tin và kiến thức mới; có khả năng sử dụng khoa học cơ bản vào nghiên cứu và phát triển học thuật.
Ngoài ra, bạn cũng cần cần có thêm các kỹ năng mềm như: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức sản xuất, quản lý dự án; có tư duy độc lập và sáng tạo; Có khả năng suy luận và thuyết trình logic.
Cơ hội nghề nghiệp rộng mở
Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều vị trí công tác và cơ hội việc làm như: Kỹ sư vận hành và bảo trì (bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện, điện tử, tự động); Kỹ sư điện tự động hóa (vận hành bảo dưỡng sửa chữa các thiết bị và hệ thống tự động của các nhà máy, xí nghiệp); Chuyên gia hệ thống (phân tích nhu cầu về hệ thống điện, tự động hoá của các công ty, nhà máy); Chỉ huy các dự án (thiết kế, xây lắp các hệ thống tự động và tham gia thi công các dự án đó); Kỹ sư thiết kế (thiết kế các hệ thống tự động hóa cho nhà máy, xí nghiệp); Kỹ sư lập trình ứng dụng (lập các chương trình điều khiển cho hệ vi xử lý, PLC, CNC, các bộ điều khiển lập trình); Tư vấn (cung cấp các tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực tự động, tham gia các chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo); hoặc có thể làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, …
Cơ hội và khả năng học tập, nâng cao trình độ
Đối với các thí sinh muốn tiếp tục học tập để nâng cao trình độ, có thể tiếp tục nghiên cứu sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Kỹ thuật điện, Điều khiển tự động; Cơ điện tử; nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong các lĩnh vực điện, tự động hóa và các lĩnh vực liên quan.
Hệ thống tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của các ngành kinh tế khác nhau như: công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải… Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp của người làm việc trong ngành này là rất lớn.
Nếu bạn được đào tạo về lĩnh vực Tự động hóa, bạn có thể chọn những nơi làm việc phù hợp ở các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp như dây chuyền sản xuất xi măng, dây chuyền sản xuất giấy, dệt, các dây chuyền xử lý nước thải… Hoặc bạn có thể vận hành, thiết kế hệ thống tự động hóa đèn giao thông thành phố, hệ thống điều khiển và tín hiệu giao thông v.v… Trong nông nghiệp, bạn có thể thiết kế hệ thống tự động hóa trong trồng rau sạch…
Làm việc trong ngành Tự động hóa, bạn có điều kiện tiếp xúc với các máy móc và dây chuyền sản xuất hiện đại với trình độ cơ khí bậc cao, có điều kiện nghiên cứu các kỹ thuật điều khiển tiên tiến, sử dụng, vận hành hệ thống máy tính công nghiệp hiện đại.
Ngoài việc tham gia vận hành hệ thống tự động hóa hiện đại đươc nhập từ nước ngoài, bạn có thể trực tiếp tham gia hiệu chỉnh hệ thống, thiết kế một số khâu trong các hệ thống đó.
Theo Viện Khoa học lao động và xã hội, tự động hóa là 1 trong những lĩnh vực nghề hot nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn hiện tại và trong tương lai gần.

Điểm chuẩn ngành Tự động hóa năm 2010 của ĐH Bách Khoa HN: 21 điểm

ĐH Bách khoa Đà Nẵng: 17 điểm
ĐH Công nghiệp HN: 16 điểm
ĐH Công nghiệp kĩ thuật Thái Nguyên: 13 điểm
ĐH Hàng Hải: 14,5 điểm
ĐH Điện lực: 15,5 điểm
ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội: 17 điểm
ĐH Giao thông Vật tải TP.HCM: 13,5
Theo tienphong.vn


Phát triển lĩnh vực tự động hóa: Liên kết “ba nhà”

Ngành công nghiệp tự động hóa ngày càng có vai trò quan trọng và hết sức cần thiết để đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, nhất là trong tiến trình công nghiệp- hiện đại hóa nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này ở Việt Nam vẫn chỉ ở mức trung bình.
Tự động hóaTheo ông Đỗ Hữu Hào, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, trong mấy năm trở lại đây, ngành tự động hóa đặc biệt phát triển. Hiện nay, tự động hóa bắt đầu đi vào cuộc sống, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất công nghiệp như: điều khiển các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các nhà máy chế biến lọc dầu, các nhà máy hóa chất. Ngoài ra, tự động hóa còn được áp dụng trong hầu hết các dây chuyền sản xuất tự động, cụ thể là trong sản xuất công nghiệp nhẹ; công nghiệp tàu thủy; công nghiệp chế tạo lắp ráp ô tô, xe máy; khai thác khoáng sản và luyện kim; chế tạo máy; lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng…
Điểm đặc biệt là đa số những nhà máy này do Việt Nam tự thiết kế, chế tạo và tích hợp, cụ thể là: các dây chuyền đóng gói tự động đạt chất lượng rất cao… Trong các lĩnh vực chế biến hàng nông sản và hàng thực phẩm, tự động hóa cũng được ứng dụng rất nhiều. Bên cạnh đó, hiện nay, Việt Nam đang ứng dụng rất rộng rãi các thiết bị đo, kể cả hệ thống đo lường thông minh.
Mặc dù tự động hóa đang phát triển, nhưng Việt Nam mới làm chủ công nghệ này ở một số lĩnh vực như: da giày, may mặc, dây chuyền đóng chai rượu bia, nước giải khát, các dây chuyền đóng gói sữa, sản xuất mì tôm… Còn các dây chuyền hiện đại phục vụ cho các nhà máy lọc hóa dầu, các nhà máy nhiệt điện thì vẫn phải phụ thuộc vào trang thiết bị của nước ngoài. Chuyên gia Việt Nam chỉ có thể cải tạo, điều khiển từng khâu.
Ông Đỗ Hữu Hào cho rằng: Hiện nay, trình độ tự động hóa ở Việt Nam đang ở mức trung bình. Chưa có thống kê chính xác về đóng góp của ngành tự động hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, về cơ bản tự động hóa chiếm khoảng 25-30%  toàn bộ quá trình sản xuất. Tự động hóa tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu như các nhà máy điện, nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm (bia, rượu, nước giải khát) và một số dây chuyền may mặc hiện đại.
Để công nghệ tự động hóa được chuyển giao và ứng dụng vào đời sống nhiều hơn nữa, trong thời gian tới, ngành tự động hóa cần tập trung vào hai nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất, thông qua Chương trình khoa học và công nghệ (KH-CN) trọng điểm cấp nhà nước về nghiên cứu và ứng dụng tự động hóa, qua đó, chọn lọc các kết quả nghiên cứu đưa vào sản xuất thông qua các chợ về chuyển giao công nghệ để đưa đến người sử dụng. Thứ hai, hiện nay, từ kết quả nghiên cứu đến ứng dụng là một bước dài rất khó khăn, không chỉ phụ thuộc vào các nhà khoa học, mà còn phụ thuộc vào yêu cầu của các doanh nghiệp, vì vậy, cần có sự hỗ trợ đắc lực của doanh nghiệp.
Để phát triển lĩnh vực này trong tương lai, hiện nay, Hội Tự động hóa Việt Nam đã kết hợp với ba nhà: nhà nghiên cứu, nhà doanh nghiệp, nhà giáo. Vừa kết hợp nghiên cứu cho doanh nghiệp ứng dụng, vừa có hệ thống giáo dục đào tạo truyền đạt kiến thức cho nhiều người khác. Đó là sự kết hợp cả khoa học - công nghệ với thương trường và giáo dục – đào tạo.
Theo “Kế hoạch phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 1/6/2011, từ nay đến năm 2020, sẽ khuyến khích sản xuất sản phẩm công nghệ cao trong 4 lĩnh vực: công nghệ thông tin – truyền thông; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới và công nghệ tự động hóa. Theo đó, trong lĩnh vực tự động hóa chú trọng nghiên cứu và chế tạo hệ thống thiết bị đo lường, các cơ cấu chấp hành, các bộ điều khiển và giám sát tự động cho hệ thống thiết bị đồng bộ; robot công nghiệp chuỗi hở; bộ điều khiển số CNC cho máy công cụ và gia công chế tạo; cảm biến và cơ cấu chấp hành thông minh…
Nguồn: baocongthuong


Tự động hoá - 1 trong 5 nghề "hot"

Cỏ trong vườn cũng có thể tự cung cấp độ ẩm, hệ thống điện tự ngắt, thang máy tự lên xuống, cửa tự động mở...Khi đó, nhân lực trong ngành tự động hoá sẽ còn "đắt giá" hơn. Như nhận xét của TS. Nguyễn Hữu Dũng - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội: “Tự động hóa là 1 trong 5 lĩnh vực nghề “hot” nhất, có nhu cầu tuyển dụng lớn nhất hiện tại và tương lai gần"
Tự động hóa

Một ngày của kỹ sư tự động hóa
Công việc tưởng chừng rất đơn điệu và nhàm chán, chạy qua chạy lại những vòng quay của một dây chuyền sản xuất? Không hẳn vậy!
“Mình làm cho công ty công nghệ và thiết bị Hàn. Bọn mình chế tạo và lắp ráp máy cắt tôn CNC bằng gas hoặc Plasma. Đơn đặt hàng vẫn còn “nóng hổi”. Anh em lại chuẩn bị bặt tay vào “vụ” mới. Đơn giản là: theo yêu cầu của “thượng đế”, bọn mình sẽ bắt đầu tính toán những thiết bị cần thiết, ngoài khung. Đặt mua những thiệt bị trong nước không có”.
“Đọc tài tiệu hướng dẫn kỹ thuật bằng tiếng Anh sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, kết nối theo sơ đồ, thiết lập các thông số trên máy vi tính, vẽ phần mềm thiết kế cơ khí cho máy cặt tự động cắt tất cả các loại hình cơ khí đã lập trình. Vận hành thử, lắp đặt cho khách hàng, bảo dưỡng định kỳ cho máy trong thời gian bảo hành. Mình đã mất gần một năm thử việc mới được giao những công việc “thực chất” của một kỹ sư tự động hóa. Lý thuyết và thực hành khác xa nhau”. Dương Văn Văn giải thích.
Công việc còn có thể là vận hành thiết bị tự động cho một dây chuyền sản xuất như: nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy bia, cung cấp lắp đặt thiết bị hạ tầng tự động…
Nhiệm vụ của kỹ sư tự động hóa là theo dõi các hệ thống điều khiển, phát hiện những sai sót của hệ thống để kịp thời sửa chữa hoặc hoàn thiện, vận hành, bảo dưỡng, bảo trì hệ thống điện tự động…
Nguyễn Quyết Tiến là kỹ sư tự động hóa của công ty TNHH Vạn Tường. Theo anh, ngoài công việc thuần tuý kỹ thuật "chúng tôi còn có thể kinh doanh trong lĩnh vực tự động". Nhờ có những kiến thức và hiểu biết , anh có thể tư vấn cho khách hàng về các loại thiết bị đo lường và hệ thống điều khiển cho nhà máy, lắp đặt, bảo hành. Thu nhập cũng khá ổn.
“Ra trường, mình không khó khăn lắm để xin việc. Bây giờ mình đang làm việc cho Công ty Tự động hóa Điện tử - Tự động. Khi còn học Bách khoa mình đã được nhận vào làm thử, ra trường có kinh nghiệm nên bắt đầu làm việc ngay mà không “bị” đào tạo lại. Mình làm trong dây chuyền sản xuất máy trộn xi măng tự động. Theo dõi sự làm việc của nó sau khi đã nghiệm thu, công đoạn đầu vẫn là mua thiết bị, cài đặt các thông số, lắp đặt máy, giám sát kỹ thuật trong quá trình vận hành thử máy. Thành Tâm dẫn tôi đi “thực tế” xưởng sản xuất rồi kể về những cuộc hành trình lắp đặt thiết bị từ Bình Định đến Hà Giang.
Học và hành
Hầu hết các trường kỹ thuật, công nghiệp đều đào tạo ngành hoặc Bộ môn tự động hoá: ĐH Bách khoa, ĐH Giao thông Vận tải, ĐH Mỏ - Địa chất, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Công nghiệp Thái Nguyên….
Bộ môn Tự động hoá xí nghiệp Mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ - Địa chất được tách ra từ Bộ môn điện khí hoá xí nghiệp Mỏ - dầu khí. Thầy Đào Văn Tân, Trưởng Bộ môn Tự động hoá cho biết: “Chúng tôi chủ yếu đào tạo SV trong lĩnh vực xí nghiệp mỏ-dầu khí và mở rộng ra cả xí nghiệp điện, nhà máy nước…Năm 2005, có 45 SV bảo vệ đồ án khoá đầu tiên, trong các tân kỹ sư mới bảo vệ, Tổng công ty Than Việt Nam đã trực tiếp đến Bộ môn xin 20-25 chỉ tiêu, có đơn vị quân độI cũng đặt vấn đề tuyển 20 kỹ sư hoạt động trong lĩnh vực quân sự”.
Bộ môn Tự động hoá , khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa HN luôn có điểm phẩy xét vào chuyên ngành cao nhất (cao hơn cả khoa CNTT) từ 7,2-7,9.
Nguyễn Ngọc Phương, Lớp TĐH2-K46 kể: “Học Bách khoa đạt 7,0 là một cố gắng khá vất vả. Bạn nghĩ rằng chúng mình không lo lắng lắm vì đã có nền tảng từ cấp 3? Chỉ đúng một phần. Nhưng cũng có những môn học không dễ, như môn “kỹ thuật xử lý nâng cao”, lớp mình gần như “rụng” sạch trong lần thi thứ nhất, không phức tạp lắm, nhưng thật khó khăn khi phải đốI mặt với một dặc dài các công thức - khó ai có thể nhớ nổi.
“Tổng hợp hệ điện cơ”, “Điện tử công suất”, “Điều khiển sản xuất tích hợp”… cũng là những môn khó “nhai”. Chúng mình học rất nhiều kiến thức về Điện và kỹ thuật lập trình”.
Theo TS. Nguyễn Hữu Dũng, trước mắt, khi VN gia nhập WTO, kỹ sư tự động hóa không những được đào tạo cơ bản mà còn phảI thật vững chuyên môn, thành thạo kỹ năng thực hành, đặc biệt là trình độ ngoạI ngữ và tin học.
Mỗi năm, cả nước cho “ra lò” lượng kỹ sư TĐH khá đông. Nhưng, cũng như hiện tượng phổ biến ở nhiều ngành nghề khác, khi bắt tay vào công việc, các tân kỹ sư đều lóng ngóng. Đơn vị tuyển dụng đều phải dành thời gian cho kỹ sư mới “học việc”, thử việc và “đào tạo lại”. Phải mất 6 tháng - 1,5 năm, họ mới thực sự hiểu về công việc mà mình đang làm", anh Trần Mạnh Song, Giám đốc Công ty PIDI nhận xét.
“Mỗi năm, công ty tôi cũng tuyển khoảng 5 - 6 suất, nhưng trong số họ chỉ chọn được ra 1-2 người sau thời gian thử việc. Khi cầm trong tay bảng điểm của họ, tôi thường chỉ chú ý đặc biệt đến điểm số của những môn chính, quan trọng. Thực ra, kết quả đánh giá về học tập cũng chưa nói lên được nhiều về năng lực của ứng viên".
Thời gian thử việc sẽ chứng minh và thuyết phục. Tốt hơn hết, có một cái đầu thật sáng tạo, khả năng thích ứng công việc tốt, nhất là “hoà đồng” với điều kiện làm việc theo nhóm, bắt tay hợp tác…
  • Vân Hà
Việt Báo (Theo_VietNamNet)



Tự động hóa cho nhà trồng thông minh

nha trong tu dong hoa Tại một số địa phương đã sử dụng nhà trồng để canh tác một số loại cây, hoa, rau có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có đơn vị nào tiến hành nghiên cứu thiết kế nhà trồng đáp ứng điều kiện kinh tế, môi trường của nước ta.
Nhận thấy sự cần thiết phải phải xây dựng nhà trồng nhằm đẩy mạnh sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn, GS.TS Nguyễn Xuân Qùynh và nhóm nghiên cứu - Viện Nghiên cứu điện tử, tin học, tự động hoá đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và đưa vào ứng dụng các thiết bị, phương tiện và hệ thống tự động hoá cho các nhà trồng thông minh” (Mã số KC.03.11/06-10). Ngày 7/4, đề tài đã được nghiệm thu tại Hội đồng nghiệm thu cấp nhà nước.
Mục tiêu của đề tài nhằm hoàn thiện quy trình công nghệ trên cơ sở ứng dụng công nghệ tự động hoá cho một số loại cây có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống và xuất khẩu. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam đã đưa ra một hệ thống nhà màng có điều khiển tự thiết kế, tối ưu phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.
Hiện nay, diện tích trồng rau an toàn của Hà Nội lên đến 5.600 ha với sản lượng 125.000 tấn/năm, tuy nhiên chỉ có 42 ha nhà lưới trồng rau an toàn và chỉ có 3 cơ sở được đầu tư hệ thống giếng khoan công suất lớn có xử lý nước để tưới rau. Việc ứng dụng các thiết bị, phương tiện và hệ thống tự động hoá cho các nhà trồng thông minh đã đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích nhà trồng rau.
Sau 2 năm thực hiện, bước đầu đề tài đã được đưa vào thử nghiệm và ứng dụng tại cơ sở sản xuất rau sạch công nghệ cao và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, đề tài đã phối hợp với các cơ quan Tổng công ty rau quả miền Nam, Tổng công ty Hadico, … nghiên cứu và hoàn thiện các quy trình công nghệ cho một số loại cây trồng, rau quả có hiệu suất kinh tế cao như: hoa lan, lily, dưa chuột, cà chua, cải ngọt,…
Ngoài ra, đề tài đã thiết kế và chế tạo các loại nhà trồng thông minh như 1 mô hình 1000m2 ở Hà Nội, 3 mô hình 100m2  ở TPHCM. Các nhà trồng này được tự động hoá hoàn toàn theo quy trình sinh học nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Sản phẩm này được đánh giá cao ở Hà Nội và TPHCM.



Công nghệ thông tin - tự động hóa: Một sự phát triển tiềm năng

cong nghe thong tin - tu dong hoa - tdh - tudonghoa
Hơn 20% số độc giả tham gia khảo sát cho biết họ ưu tiên mức chi tiêu cho công cụ tự động hóa trong năm 2009, mức chi tiêu này được chi cho các hệ thống quản lí chỉ đứng thứ hai sau các công cụ giám sát.
Nền kinh tế còn nhiều hạn chế hiện nay đòi hỏi các nhà quản lí CNTT phải đáp ứng nhu cầu gia tăng năng suất với nguồn nhân lực hiếm hoi hơn (nghĩa là ít nhân viên hơn). Điều đó dường như đẩy sự phát triển ngành công nghiệp CNTT tự động hóa lên hàng đầu.
Hệ thống máy chủ tự giám sát
tu dong hoa cong nghe thong tin
Hình 1:Tiêu chí của Trung tâm dữ liệu tự động: Dịch vụ CNTT cung cấp nhanh, hiệu quả, và đáng tin cậy
Kyle Rankin, kiến trúc sư CNTT cao cấp tại hệ thống Quinstreet đã thử nghiệm tích hợp tính năng tự động hóa vào trong hộp công cụ cho hệ thống quản lí của mình, thay vì những công việc mang tính chất thủ công.
Rankin làm việc trong một trung tâm dữ liệu với tổng số nhân viên 2,5 nghìn người, hỗ trợ cho khoảng 300 máy chủ. Ông tách rời mỗi máy riêng khỏi hệ thống bằng cách thiết kế cho mỗi máy chủ có khả năng tự động hoá quá trình cài đặt nên chỉ mất một hoặc hai phút làm việc trên máy chủ để thực hiện quá trình này. Ông cũng có một số phần mềm tự động hóa có thể tự điều chỉnh để theo dõi độ lệch giờ khi xảy ra việc sơ suất. Bằng cách sử dụng mô hình phát triển liên kết, ông đã viết phần mềm công cụ giám sát Nagios. Nếu độ lệch thời gian đi quá giới hạn cho phép, chương trình giám sát sẽ đồng bộ hóa thời gian tự động, hệ thống sẽ tự kiểm tra trước khi thiết lập báo động quản trị hệ thống xem có vấn đề bất trắc xảy ra hay không. “Hầu hết trong suốt quá trình hoạt động, hệ thống của tôi không bao giờ bị báo động bởi việc giám sát không đảm bảo, đó là một thành công lớn”, Rankin cho biết
Dạng thức tự điều chỉnh này của quá trình tự động hóa ứng dụng ở cơ sở hạ tầng hiện nay rất phổ biến ở nhiều tổ chức, doanh nghiệp và các công ty tư nhân. Tuy nhiên nhà quản lí CNTT này cũng đưa ra lời khuyên nên cẩn thận khi áp dụng quá trình này sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
“Tôi sẽ không quá lệ thuộc vào chức năng tự điều chỉnh khi vận hành hệ thống, vì nhìn chung điều này có thể dẫn tới trường hợp hệ thống sẽ gặp phải nhiều rủi ro”. Ông hi vọng nhà cung cấp sẽ can thiệp và sửa chữa những rắc rối có liên quan đến CNTT.
Các trung tâm dữ liệu có sản phẩm mới là công cụ tự động hóa từ các hệ thống nhà cung cấp lớn như Big
Four-Hewlett-Packard, IBM, CA và BMC Software Mississauga, Ontario dựa trên phần mềm Opalis Software. Đây là những nhà cung cấp sản phẩm tự động hóa tốt nhất, khai thác các khách hàng lớn như tổ chức Dow Chemical và Xerox. Nhà cung cấp Opalis nghiên cứu và cho ra đời phần mềm chuyên sử dụng cho việc tự động hoá xử lí dữ liệu máy chủ, tự điều chỉnh khi cần thiết lập và lưu trữ dữ liệu tự động.
Ngoài ra, trong năm 2007, Tập đoàn HP mua bản quyền quá trình tự động hóa CNTT Opsware và đã tung ra thị trường một bộ công cụ tự động hóa CNTT dựa trên việc cải tiến sản phẩm của Opsware. Còn hiệp hội CA có một danh mục các công cụ được đầu tư rộng rãi. Đặc tính của các công cụ này là khả năng tự động hóa tốt, tự điều chỉnh công việc thông minh thông qua lập trình tự động tái cân bằng dữ liệu của hệ thống. Theo CA, trong sáu tháng đầu năm 2009, khi các công cụ tự động hóa “trình làng”, khối lượng doanh thu của doanh nghiệp này đã gây ấn tượng trong giới CNTT. Đây là một khuynh hướng mới, có lợi khi phải đối mặt với nền kinh tế hiện thời. Trong sáu tháng qua, các tập đoàn này đã chuyển nhượng quá trình tự động hóa CNTT cho nhà cung cấp Cassatt.
Môi trường kinh doanh CNTT tự động hoá theo quy trình tổng thể
Một trong những yếu tố chính mà các nhà điều hành quan tâm trong trung tâm dữ liệu tự động hóa chính là môi trường kinh doanh tổng thể. Sát nhập, mua lại hoặc loại bỏ là tất cả các yếu tố có khả năng xảy ra. Các tổ chức cần phải xem xét kĩ lưỡng và phê duyệt khi đưa các quy trình tự động hoá CNTT vào sử dụng.
Ông Andi Mann, nhà phân tích tại Hội Quản lý Doanh nghiệp (EMA) đưa ra nhận xét: “Một trong những công ty sẽ thu lợi nhuận từ công ty khác và thâu tóm tài sản của các công ty này, sa thải nguồn nhân lực chủ chốt. Việc sáp nhập công ty như thế này gây nhiều hoạt động xung quanh vấn đề tích hợp truy cập hồ sơ khách hàng hay các dữ liệu tài chính của công ty cũ. Rất nhiều vấn đề phải được thao tác bằng tay. Hiện nay một số công ty đang thiết kế trang web cá nhân rồi dựa vào đó thực hiện các công việc như cộng dữ liệu, chuyển giao vào các hệ thống khác, tải dữ liệu trên môi trường doanh nghiệp chung”.
Nền kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng tới việc ứng dụng tự động hóa CNTT trong dây chuyền sản xuất công nghiệp một cách đáng kinh ngạc. Trên khắp nước Mỹ, doanh số việc mua bán xe mới giảm xuống. Tuy vậy số lượng người sử dụng xe hơi tăng lên, do đó vấn đề sử dụng xe được xem là vấn đề trọng tâm trên các trang web CNTT. Trong trường hợp này các công ty muốn dùng công cụ tự động hóa trung tâm dữ liệu để đối phó với những khó khăn xuất phát từ nhu cầu nguồn lực CNTT nhằm giải quyết rắc rối nào từ phía khách hàng nói riêng cũng như từ môi trường kinh doanh nói chung.
Theo Robert Stinnett, nhà phân tích cấp cao khác tại công ty Carfax thì việc sử dụng xe ô tô trên thị trường hiện nay gia tăng với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, và tổ chức của ông có nhiều dữ liệu về “cơn sốt ô tô” này. Điều này tạo ra nhu cầu đăng tải thông tin dồn dập trong thế giới CNTT.
Tự động nhập dữ liệu
Stinnett nhớ lại buổi đầu làm việc “Khi bắt đầu làm việc, chúng tôi chỉ lưu các hồ sơ tài liệu và hiển thị nó dưới dạng một danh sách chỉ gồm các tiêu đề công việc. Trong những năm qua, chúng tôi đã có thể lưu trữ hồ sơ của tất cả các trường hợp rủi ro. Càng ngày các nguồn thông tin được chuyển đến trực tiếp, kịp thời. Ngay cả những trường hợp hệ thống được sửa chữa, các phần mềm CNTT của hệ thống cũng tự động lưu trữ và cung cấp cho chúng tôi dữ liệu về vấn đề này. Chúng tôi liên kết với các đối tác như hệ thống
Autotrader và website Oto.com. Chất lượng hồ sơ các đối tác cung cấp đáng tin cậy hơn, thông tin này rất quan trọng, hơn nữa chúng cũng đảm bảo về mặt bản quyền”.
Ông giải thích: Trước đây, chúng ta gửi thông tin về sản phẩm như lịch sử hay thiết kế, cấu trúc của mỗi dòng xe ô tô khác nhau bằng băng, đĩa mềm, hay đĩa CD, nhưng giờ đây, quá trình đó chỉ đơn giản là các thao tác gửi và tải dữ liệu đó trên một mạng lưới thông tin. Hiện nay quá trình này được thiết kế xử lí với dịch vụ mạng API. Vì vậy, dù nhà cung cấp thông tin Autotrader gửi 1.500.000 tệp thông tin thêm vào cơ sở dữ liệu của hệ thống thì mạng lưới này vẫn yêu cầu xử lí thông tin để cập nhật cho thư viện tự động. Công ty Carfax sử dụng quyền kiểm soát của chương trình BMC-M File Watcher và nâng cao ứng dụng truyền tải dữ liệu FTP để chuyển hóa cả những tập thông tin cả trong và ngoài cơ sở dữ liệu của nó. Công cụ này hỗ trợ rất đắc lực cho người sử dụng.
Một trong những công việc đáng chú ý hơn ở Carfax là phần chuyển đổi các máy chủ mang tính chất ảo Vmware và kế hoạch phát triển riêng cho cơ sở hạ tầng này. Công ty tư nhân Carfax có các hệ thống xây dựng trên các quá trình điều khiển chức năng nhóm M's. Các ứng dụng của hệ thống Carfax không dựa trên hệ các máy móc thiết bị đơn lẻ, chúng được xây dựng trên hệ thống bảng điều khiển chung bao gồm CPU, bộ nhớ trong/ngoài và hàng loạt các thiết bị ngoại vi khác tùy theo nhu cầu sử dụng.
Stinnett nói: “Nếu một máy chủ gặp trục trặc thì đó không phải vấn đề lớn. Vấn đề này cũng tương tự như trường hợp trong hệ thống thiết bị điện gia đình, một bóng đèn bị hỏng, chúng ta chỉ cần thay bóng đèn đó mà không nhất thiết phải tháo gỡ toàn bộ các máy móc thiết bị khác vì các thiết bị của hệ thống điện lúc này chỉ đơn giản là nối liên tiếp với nhau như các mắt xích, nếu một trong những mắt xích này không hoạt động ta chỉ việc thay thế nó và hệ thống sẽ trở lại hoạt động bình thường. Cách thức này trong sản xuất sẽ làm giảm số lượng lớn nhân lực khi đi vào hoạt động. Khi những rủi ro này không được giải quyết thì ai sẽ là người quan tâm nhất? Do đó các nhà sản xuất khi áp dụng phương thức này nên đặc biệt chú ý để tránh gặp phải những thất bại và đối phó với những tình huống đặc biệt”.
Tự động triển khai hệ thống máy chủ
Quay lại ví dụ trên đây, Monica Santa, “ông vua” Thổ Nhĩ Kỳ với bốn trang web tự động nổi tiếng đã thông qua hàng loạt nghiên cứu về ý kiến và thị hiếu của người tiêu dùng, nổi bật nhất là con số thu được từ website edmunds.com. Trung tâm này đã tìm hiểu những biến động trên thị trường thông qua các nghiên cứu sử dụng xe hơi. Website này phục vụ 15.000.000 lượt khách truy cập mỗi tháng. Trung tâm có khoảng 650 máy chủ (chủ yếu là dòng máy Dell với hệ điều hành tự động Red Hat Linux) trong sản xuất với một trung tâm dữ liệu lớn đặt tại Los Angeles dành riêng cho các hoạt động truy cập thông tin tại địa chỉ edmunds.com.
Phòng CNTT Edmunds thường xuyên đáp ứng nhu cầu về tin tức trong ngành công nghiệp ô tô, một mặt trung tâm đầu tư cung cấp cơ sở hạ tầng để tiến hành khởi động chức năng website mới, một mặt thường xuyên cập nhật thông tin cho khách hàng một cách nhanh chóng. Ví dụ, hệ thống thường xuyên cập nhật tính năng công cụ sử dụng ô tô trên website Edmunds.com. Những ứng dụng mới thường được phát triển bên trong cũng như bên ngoài sản phẩm web, ví dụ như nó hỗ trợ các tính năng mới yêu cầu hoạt động triển khai gửi và nhận phản hồi thông tin từ các máy chủ nhanh nhất. Sexton, thành viên của đội Blade Logic thuộc hãng BMC sử dụng phương thức này để đưa ra “tiêu chuẩn vàng” dành cho các mô hình máy chủ phổ biến. Do đó, các thiết bị điều hành hiện nay có khả năng cung cấp các qui trình hoàn hảo khi đi vào hoạt động.
Nhóm phát triển Edmunds đã đi vào thử nghiệm nhiều tính năng khác. Sexton đưa ra tình huống: “Một thành viên nội bộ của chúng tôi có thể truy cập và tải các liên kết với một máy chủ trên một đường dẫn, một mô hình thiết bị ảo với các bit dữ liệu và một phần chương trình hệ thống sẽ tự động phát tín hiệu và thiết lập lệnh chống xâm nhập. Mục tiêu thiết kế của chúng tôi là hệ thống tự điều khiển và có thể hoàn toàn không cần thao tác trực tiếp của con người”. Bill Bradford, nhà quản lí hệ thống cấp cao cho một công ty dịch vụ năng lượng tại Houston, bang Texas, cũng đã triển khai chương trình tự động cho hệ thống thiết bị điều hành tại công ty của mình. “Chúng tôi đang thực hiện cài đặt thêm các chức năng tự động hóa và sử dụng các chương trình tự thiết lập, tự cài đặt, để giảm bớt thời gian xây dựng hệ thống, và tất nhiên, hiện đã có nhiều hệ thống được xây dựng tốn ít thời gian hơn với cùng một lượng nhân viên”.
Hạn chế của trung tâm dữ liệu tự động hóa
Các công cụ tự động hóa hiện nay có nhiệm vụ lập kế hoạch theo công việc. Các công ty ngày nay thường sử dụng hỗ trợ này để sắp xếp cài đặt phần mềm, tuy nhiên vẫn tồn tại những trở ngại lớn khi đưa tự động hóa vào đời sống.
Ông Mann, nhân viên phần mềm của Hội quản lí EMA cho biết: “Sự luân chuyển tự động hệ thống máy chủ sang thành phần ảo là một trong những yếu tố cần thiết. Chúng ta sử dụng chương trình bổ sung VMotion và VMware để phân luồng công việc, tuy nhiên những thay đổi này cần phải thông qua một chương trình quản lí phù hợp”.
Ông cũng cho biết các thành phần khác của một hệ thống khi ứng dụng tự động hóa hứa hẹn nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, điển hình nhất là khả năng tự khắc phục những sai hỏng của hệ thống. Nhiều công cụ tiện ích có thể cho ta biết những sai hỏng trong quá trình vận hành, nhưng trong một chừng mực nào đó, những công cụ này sẽ có khả năng khắc phục hoàn toàn mọi vấn đề phát sinh của hệ thống.
Quản lí doanh nghiệp Associates gần đây đã tiến hành một cuộc khảo sát yêu cầu quản lí CNTT khi sử dụng công cụ tự động hóa trong trung tâm dữ liệu để điều hành hệ thống và giải quyết vấn đề độc lập. Cuộc khảo sát này cũng yêu cầu các nhà quản lí CNTT so sánh các công cụ đang được sử dụng rộng rãi với các tính năng mới của các công cụ mà chúng ta mong muốn hệ thống của mình được tích hợp trong tương lai (xem hình 1).
Với các công cụ chúng ta có hiện nay, hầu hết các nhà quản lý CNTT luôn mong muốn có trong tay những báo cáo cụ thể, hướng dẫn cũng như mục đích sử dụng của mỗi hệ thiết bị tự động hóa CNTT. Trong thế giới lý tưởng, đa số người tiêu dùng luôn mong muốn các công cụ của mình mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
Vấn đề khắc phục những rủi ro không mong muốn hiện đang là một thách thức lớn. Có rất nhiều vấn đề có liên quan và đang được giải quyết dần. Đây cũng là những cơ hội lớn cho các nhà điều hành phân phối thực hiện quản lí doanh nghiệp và phát huy vai trò của mình với niềm mong mỏi, tin cậy của khách hàng.
Hạ Liên (Theo Matt Stansberry- SearchDataCenter.com)



Cognex chào bán công nghệ tự động hoá

cognex tự động hóa(TBKTSG Online) – Tập đoàn Cognex (Mỹ) đang tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam để chào bán các giải pháp giúp đẩy mạnh quá trình tự động hoá sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ông Clarence Sim, Tổng giám đốc phụ trách các thị trường đang phát triển của Cognex Singapore, nói tại buổi họp báo tại TPHCM ngày 17-3 rằng các hệ thống kiểm tra công nghiệp, thiết bị cảm biến hình ảnh và máy đọc mã công nghiệp của Cognex sẽ giúp các doanh nghiệp quản lý chất lượng sản phẩm, tự động hoá nhà máy, giảm thiểu thất thoát.
Ông Sim cho biết Cognex có khoảng 4.000 khách hàng trực tiếp là các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam khách hàng của Cognex vẫn chưa nhiều, chủ yếu là một vài các công ty đa quốc gia.
Do vậy, ông Sim nói Cognex đang thực hiện kế hoạch để tiếp cận các doanh nghiệp Việt Nam. Các ngành mà Cognex nhắm đến bao gồm: thực phẩm - giải khát, đóng gói bao bì, hàng tiêu dùng nhanh, dược phẩm và hàng công nghệ cao vì các ngành này cần có các sản phẩm chất lượng và được sản xuất với độ chính xác cao.
Ông Sim nói với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online rằng Cognex xem Việt Nam là thị trường mới nổi vì Chính phủ Việt Nam đã xác định điện tử là một trong những ngành ưu tiên phát triển. Ngoài ra, các công ty điện tử hàng đầu thế giới như Samsung và Canon đang đẩy mạnh đầu tư vào các nhà máy, dây chuyền sản xuất tại Việt Nam.
Cognex là công ty chuyên thiết kế, phát triển, sản xuất và tiếp thị các hệ thống và máy cảm biến kiểm tra bằng hình ảnh, và đã bán ra khoảng 500.000 hệ thống máy với doanh số luỹ kế vượt hơn 2,5 tỉ đô la Mỹ. Ngoài trụ sở chính tại Massachusetts, công ty còn 20 văn phòng tại các thị trường trên thế giới.