Thursday, March 13, 2014

Khai trương phòng thí nghiệm Tự động hóa - Quản lý năng lượng

Ngày 9/9, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã khai trương phòng thí nghiệm Tự động hóa - Quản lý năng lượng. Đây là thành quả hợp tác phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật ngay từ giảng đường của ĐH Bách khoa Hà Nội và Schneider Electric.

Đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và công ty Schneider Electric ký kết bản thỏa thuận.
Đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và công ty Schneider Electric ký kết bản thỏa thuận.
Phòng thí nghiệm Tự động hóa - Quản lý Năng lượng là một mô-đun trong hệ thống chương trình giáo dục “Đào tạo Lãnh đạo về Năng lượng” do Schneider Electric khởi xướng và triển khai nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, đào tạo chuyên gia năng lượng ngay từ trên giảng đường đại học, như trách nhiệm của tập đoàn với xã hội cho một môi trường Xanh và một nền kinh tế Xanh.
Phòng thí nghiệm Tự động hóa - Quản lý năng lượng mới này có diện tích sử dụng 100m2, sức chứa 70 sinh viên, được Schneider Electric trang bị các thiết bị hiện đại, phần mềm bản quyền đi kèm (Unity Pro, Vijeo Citect, ION Enterprise, PowerLogic SCADA), cùng tài liệu giáo trình cập nhật mới nhất, sẵn sàng đáp ứng công tác giảng dạy, đào tạo và thực hành tại nhà trường. Danh mục thiết bị của phòng thí nghiệm này gồm có demo giải pháptự động hóa, hệ thống mô đun kết nối, hệ thống cấp nguồn/phụ tải khi vận hành, hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống Công nghiệp - Tự động hóa… số vốn đầu tư phòng thí nghiệm này khoảng gần 2 tỷ đồng do Schneider Electric tài trợ với trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác dạy, học và thực hành trực quan cho giảng viên, sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Sinh viên xem thiết bị trong phòng thí nghiệm.
Sinh viên xem thiết bị trong phòng thí nghiệm.

Ngoài việc tài trợ các thiết bị, Schneider Electric và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội còn cam kết hợp tác chặt chẽ trong công tác đào tạo thông qua các giáo trình chuyên sâu, bồi dưỡng kiến thức giữa đội ngũ kỹ sư và chuyên gia của Schneider Electric với giảng viên, sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, Schneider Electric sẽ tạo điều kiện cho những sinh viên xuất sắc nhất được thực tập và có cơ hội làm việc cho tập đoàn sau khi tốt nghiệp đại học.
Được biết một phòng thí nghiệm tương tự với cùng phương thức hợp tác cũng sẽ được Schneider Electric và ĐH Cần Thơ khai trương vào ngày 11/ 9 tại Cần Thơ. Trước đó, Schneider Electric đã có những hoạt động hợp tác và đầu tư vào phòng thí nghiệm với ĐH Bách khoa TPHCM và ICT Phnômpênh, Campuchia.

Tự động hóa: Học "khoai", ra trường "khoái"!

Công việc của kỹ sư tự động hóa

Những kỹ sư tự động hóa thường đảm nhiệm toàn bộ công việc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khách hàng của những công ty tự động hóa thường là các nhà máy sản xuất có dây chuyền công nghệ đặc thù như nhà máy sản xuất bia, sản xuất thức ăn gia súc hay nhà máy dệt..

Chẳng hạn, để lắp đặt hệ thống xử lí nước tự động cho một nhà máy, họ phải làm từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế các phần mềm điều khiển, phần mềm giám sát. Sau đó, tiến hành lắp đặt, chạy thử và bàn giao hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu.

Các công ty chuyên về 
tự động hóa thường cung cấp, lắp đặt các hệ thống tự động ở nhiều ngành khác nhau như xử lí hệ thống nước, hệ thống lọc bụi, cân băng tải, tủ điều khiển, dây chuyền trong các nhà máy sản xuất giấy, xi măng, bia, đường, cán thép... Bởi vậy, các kĩ sư tự động hóa phải trau dồi thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác, ngoài chuyên ngành của mình.

Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn 
tự động hóa xí nghiệp công nghiệp - ĐH: “SV tự động hóa ra trường có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến chuyên ngành học của mình như thiết kế, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm tự động hóa. Họ cũng có thể làm việc với các dây chuyền tự động trong các nhà máy, xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau như giấy, xi măng, mía đường, thực phẩm, giao thông vận tải... Nhiều nơi cần nên kĩ sư tự động hóa không khó để kiếm được một công việc như mong muốn".
Những trường nào đào ngành tự động hóa?

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết các trường trong khối kĩ thuật đều thành lập khoa hay bộ môn 
tự động hóa. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là Bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, thuộc Khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (trường lấy đầu vào chung cho tất cả các khoa, kí hiệu trường BKA, chỉ tiêu hệ ĐH: 3870, điểm chuẩn năm 2007: 23)

Các kĩ sư 
tự động hóa cũng được đào tạo tại ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ( Tự động hóa nằm trong nhóm ngành Kỹ thuật điện, mã trường DTK, mã ngành: 102, khối A, chỉ tiêu: 560), ĐH Bách khoa Đà Nẵng (nằm trong ngành Điện kỹ thuật, kí hiệu trường: DDK, mã ngành: 102, khối A, chỉ tiêu: 320), ĐH Bách khoa TP.HCM (nằm trong ngành Điện-Điện tử, kí hiệu trường QSB, mã ngành: 108, khối A, chỉ tiêu: 650), ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM ( Công nghệ tự động, mã trường: SPK, mã ngành: 106, khối A).

Ngoài ra, một số trường ĐH thành lập bộ môn 
tự động hóa phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn tự động hóa thiết kế cầu đường của Trường ĐH GTVT Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn tự động hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội...

Mỗi năm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kĩ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với SV tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty.

Tự động hóa là một chuyên ngành đòi hỏi người ở người kĩ sư phải tích hợp được nhiều kĩ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường ĐH, họ đã phải học những môn khá "khoai" như Điều khiển quá trình, Kĩ thuật lập trình, Robot, Vi xử lí nâng cao, thiết kế hệ thống 
tự động hóa...

Dù vậy, đó cũng chỉ là lí thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kĩ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc.

Monday, March 10, 2014

Hội nghị các nhà phân phối Sick khu vực Châu Á Thái bình dương tại Malaysia

Trong 2 ngày 30 và 31 tháng 10 năm 2013 vừa qua, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp và Tự động hóa Aumi đã tham dự hội nghị các nhà phân phối của Sick khu vực Châu Á Thái Bình Dương tại Malaysia. Thành phần tham dự là toàn bộ các nhà phân phối chính thức của Sick đến từ khu vực Châu Á Thái Bình Dương như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Thailand, Philippine…
Dưới đây là một số hình ảnh của cuộc họp
Hoạt động Teambuilding
Các thành viên chụp ảnh kỷ niệm

Aumi ủng hộ gạo và tiền từ thiện cho đồng bào lũ lụt miền Trung

Ngày 30 tháng 10 năm 2013 thông qua quỹ Từ thiện Khai Tâm Nhân Ái, Công ty TNHH Thiết bị công nghiệp và tự động hóa Aumi đã ủng hộ 500kg gạo cho đồng bào đang chịu thiên tai lũ lụt miền Trung và 1.000.000 VNĐ cho gia đình thầy giáo Phan Hùng, trường Hàm Nghi, Hương Sơn, Hà Tĩnh đã hy sinh tính mạng của mình để cứu các em học sinh trong lũ lụt.
Sau đây trích dẫn vài dòng tâm sự của một tình nguyện viên tham gia chuyến đi:
“Khi tặng quà xong thì chúng tôi gặp chuyện á khẩu.. không biết phải nói thế nào mà chỉ biết khóc... chúng tôi đã tặng hết sạch hàng cứu trợ... xe tải đã khởi bánh trở về Hà Nội... đoàn còn đang loay hoay điểm danh thì có một số bà con trông khổ quá.. chạy tới.. nói .. anh chị ơi " chúng tôi ở sâu trong thung lũng trong kia... nơi khuất nẻo lắm... chúng tôi mất sạch cả rồi... chưa được nhận cứu trợ.. giờ chúng tôi không có quần áo mặc.. anh chị có còn cái gì thì cho chúng tôi xin một ít... nhất là quần áo.. Người phụ nữ ấy nói với đoàn.. quần áo này em mặc từ hôm 19/10 đến nay chưa có thay vì trôi hêt rồi.. nó ướt rồi lại khô... tại cái bụng còn đói nên không lo đến quần áo.. giờ không còn gì để mặc...!
Trời ơi... ước sao tôi có phép màu... tôi sẽ hô biến và mọi người đều hết khổ nhưng.. sao mà làm được... đành hẹn lại bà con thôi chúng cháu về kêu gọi đợt sau rồi lại vào nhé.. cô bác cho số điện thoại đi.. khi vào sẽ gọi mọi người ra nhận hàng cứu trợ nhé...! chúng tôi đã chia tay Hà Tĩnh trong nước mắt như thế đấy! “
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi trao gạo và chuyến đi miền Trung chuyển hàng cứu trợ tới đồng bào vùng lũ

Sunday, March 9, 2014

Băng tải gầu nâng- ELEMET

Băng tải gầu nâng- ELEMET
Cấu trúc của ELEMET là khung thép bao gồm những sợi thép dọc vững chắc và chịu co kéo tốt dạng modun điều này vừa làm tăng tính linh hoạt cũng như khả năng chịu kéo dãn dài cao.Những tính chất trên giúp cho loại băng tải này dễ dàng được bố trí theo chiều thẳng đứng hơn những loại băng tải lõi thép truyền thống.
Hơn nữa, cáp nối chịu đàn hồi cho phép việc sử dụng các puly truyền động có đường kính nhỏ hơn phù hợp với nhiều loại gầu nâng cũng như kẹp gầu.
Những đặc điểm chính:
    -  Độ dãn dài thấp
      - Sự ổn định nganh cao
      -  Tối đa làm việc với sức căng  
    -  Khả năng chịu cắt và xé cao
       -  Cường lực từ 500 đến 2000 KN/m
      -  Phù hợp với những ứng dụng nhiệt độ cao

Băng Tải – RIPSAVE

Băng tải – RIPSAVE
Ripsave là loại băng tải bố EP nhiều lớp được trang bị những sợi thép ngang đặc biệt và chịu sự kéo dãn cao. Đặc điểm sợi thép như vậy đảm bảo không cần bất kỳ chất hồ cứng băng tải và sự kết tuyệt hảo với cốt vải
Sự gia tăng cường lực thép đảm bảo những khả năng tương tự với bố EP vải với khả năng chịu cắt, chịu va chạm và chịu xé cao hơn.Với kết cấu như vậy, Ripsave có thể lắp đặt và kết hợp với loại băng tải bố EP vải truyền thống.
Những ứng dụng chính:
Ripsave thể hiện khả năng tốt nhất trong việc vận chuyển những vật liệu kích thước lớn đặc biệt là vật có trọng lượng lớn.
Kết cấu đặc trưng của Ripsave với những sợi thép được bố trí theo chiều ngang trên bề mặt làm giảm khả năng gây hư hại cho kết cấu thớ vải gây ra bởi vật liệu như đá có góc cạnh, thanh thép, thùng gỗ
Ripsave đã được sử dụng thành công trong những lĩnh vực sau:
-                  - Tái chế biến thủy tinh
-                  -  Rác thải công nghiệp và đô thị
-                 - Hệ thống đập, nghiền đá
-                 - Khai khoáng
-                  - Nhà máy giấy


Tuesday, March 4, 2014

Cần chính sách đặc biệt cho những người tham gia hoạt động KH và CN tại Việt Nam

Đây là thông điệp nổi bật tại Hội thảo góp ý cho Dự thảo về Nghị định quy định chính sách ưu đãi đối với cá nhân hoạt động trong lĩnh vực KH và CN tại Việt Nam được Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam tổ chức ngày 19/11/2013.
TS.Trần Việt Hùng - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH và KT Việt Nam chủ trì Hội thảo.
Đông đảo các nhà khoa học trong nước đang hoạt động trong lĩnh vực KH và CN của nước nhà đã tới dự và đánh giá cao Dự thảo vì đã nêu bật được các quyền và nghĩa vụ cụ thể. Các cá nhân hoạt động KH và CN là người Việt Nam đều được bổ nhiệm, thuê đảm nhiệm chức danh lãnh đạo tổ chức KHCN, được giao trủ trì thực hiện nhiệm vụ KH và CN các cấp, xét và công nhận, chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ, được hưởng lương chuyên gia theo quy định của nhà nước và các ưu đãi khác theo hợp đồng, được ưu tiên về xuất nhập cảnh, cư trú, nhà ở....
Các chuyên gia nước ngoài hoạt động KH và CN ở Việt Nam cũng đã hưởng các quyền lợi trên, đồng thời cũng được nhà nước vinh danh, khen thưởng, tặng giải thưởng về KH và CN của Việt Nam.
Cũng trong buổi Hội thảo các nhà khoa học đã thẳng thắn kiến nghị bổ sung một số điều luật trong dự thảo như hệ thống hành chính, luật pháp, thủ tục xuất nhập cảnh, cách thức tuyển dụng lao động, lương, phụ cấp đi lại, thuế và phí, tiếp cận thông tin và bảo hộ sở hữu trí tuệ... cần thông thoáng hơn trong việc áp dụng các chính sách ưu đãi theo từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở năng lực cá nhân và khả năng đóng góp đối với sự phát triển KH và CN của Việt Nam.

Tự động hóa thay đổi tư duy và lối sống con người trong xã hội hiện đại

Ngày 16/12/2013, trong khuôn khổ của hai triển lãm về Công nghệ và đầu tư Nhật Bản (Techno Japan) và Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về An ninh, An toàn (Vietnam Security), Hội Tự động hóa Việt Nam đã phối hợp với Cục thông tin Quốc gia tổ chức Hội thảo Tự động hóa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Mục tiêu của Hội thảo nhằm khẳng định vai trò không thể thiếu của công nghệ Tự động hóa trong cuộc sống và trong phát triển đất nước từ đó tạo dựng chính sách quốc gia về phát triển ngành hợp lý. Tiến tới xây dựng chiến lược cho ngành Tự động hóa theo chương trình ngắn hạn và tầm nhìn tới năm 2030.
Trong chuyên đề trình bày của mình, PGS. Lê Tòng cho rằng các nhà khoa học, kỹ sư trẻ ngành TĐH Việt Nam nếu có chế phù hợp sẽ có đóng góp cho sự phát triển KT - XH của đất nước.
Với mục tiêu đó, Hội thảo đã tập trung trình bày các vấn đề liên quan đến vai trò, ứng dụng công nghệ Tự động hóa trong công nghiệp cũng như dân dụng tại Việt Nam hiện nay nói riêng và thế giới nói chung.
“Tự động hóa có ở khắp nơi và thật đơn giản!”. Với quan niệm này, PGS. Lê Tòng, nguyên là cán bộ giảng dạy Trường ĐH Giao thông Vận tải cho rằng tự động hóa không phải là cái gì quá lớn, quá khó khăn. Một khi các giải pháp điều khiển hợp lý sẽ đem lại lợi ích lớn lao. Thực tế cho thấy trong sản xuất công nghiệp hiện đại, Tự động hóa đang giảm nhân công lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí và giúp sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường,... Trong dân dụng Tự động hóa đang giúp con người quản lý tốt hơn (giám sát an ninh, giám sát giao thông, kiểm soát vào/ra …), giảm sức lao động của con người thông qua các loại rô bốt phục vụ, công nghệ giải trí,… và nhiều các ứng dụng khác. PGS. Lê Tòng cũng khẳng định, về mặt công nghệ tuy còn có phần hạn chế nhưng trong một số lĩnh vực của cuộc sống các nhà khoa học, các kỹ sư trẻ chuyên ngành Tự động hóa của Việt Nam hoàn toàn đảm nhiệm được. Điều quan trọng là họ có được cơ chế để bắt tay vào không?.
Ông Trịnh Đình Đề - Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa phát biểu tại Hội thảo
Ông Trịnh Đình Đề, Phó Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, người nhiều năm năm gắn bó và phấn đấu cho sự phát triển của ngành Tự động hóa Việt Nam khẳng định công nghệ Tự động hóa ngày nay đã làm thay đổi tư duy và lối sống của con người trong xã hội hiện đại. Đối với phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, Tự động hóa có vai trò đóng góp vào GDP của quốc gia. Vì “Đến bây giờ ai cũng biết hầu hết những nhà máy lớn đầu mối sản xuất tạo ra của cải xã hội đều là những dây chuyền trang thiết bị hiện đại có hệ thống điều khiển thông minh. Mọi chỉ tiêu sản xuất về năng suất, chất lượng sản phẩm đều do phần mềm và phần cứng của hệ thống điều khiển đảm nhiệm. Nếu hệ thống điều khiển này có vấn đề là gây ra những ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, thậm chí phải ngừng hoạt động”. Ông Trịnh Đình Đề cũng khẳng định Tự động hóa không chỉ có vai trò với sản xuất. Nếu ai đã từng đặt chân đến nhiều nước phát triển của thế giới sẽ thấy Tự động hóa đang nâng cao chất lượng cuộc sống bằng cách góp phần vào kiểm soát và duy trì trật tự xã hội (giao thông, an ninh), cung cấp các dịch vụ giải trí,…
Cũng tại Hội thảo này, các chuyên để về Hệ điều khiển trong kỹ thuật và cho các đối tượng khác; An toàn trong điện hạt nhân; Hệ điều hành sản xuất MES; Lợi ích của Tự động hóa trong nhiệt điện,… đã được trình bày mình chứng cho sự hiện diện của Tự động hóa trong xã hội ngày nay.

Ứng dụng điều khiển tự động giá đỡ đa năng trong máy X-quang kỹ thuật số

I. Phần mở đầu
Hiện nay lĩnh vực điều khiển tự động công nghiệp nói chung và ngành y tế nói riêng đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay các thiết bị y tế chủ yếu nhập khẩu do đó hầu như không có đơn vị hay tổ chức nào đầu tư phát triển thiết bị y tế trong nước. Từ năm 2000, Công ty thiết bị Việt Ba, tiền thân là công ty chuyên kinh doanh thiết bị y tế đã nhận thấy tiềm năng và tính khả thi của việc phát triển nội địa hóa trang thiết bị y tế trong nước nói chung và máy X-quang nói riêng nên đã đầu tư nghiên cứu phát triển giải pháp điều khiển cho máy X-quang.
Với các máy X-quang việc định vị vị trí chụp và tư thế chụp là hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng ảnh và chất lượng chuẩn đoán. Hầu hết việc di chuyển bộ phận nhận tia X, di chuyển bóng phát tia X và bộ chuẩn trực đến vị trí xác định căn chỉnh sao cho tâm của bộ chuẩn trực đồng trục với tâm của bộ phận thu nhận chùm tia X… đều được hoạt động bằng tay nên năng suất chụp thấp gây ùn tắc bệnh nhân và chi phí lên cao. Do đó, cải thiện hoạt động điều khiển của bộ giá đỡ chụp X-quang là điều cần thiết. Trong phạm vi bài báo này tôi chỉ đề cập đến ứng dụng điều khiển vào hệ thống giá đỡ đa năng hay trong y tế gọi là Tay C và hiệu quả kinh tế xã hội đem lại.
II. Phương pháp nghiên cứu, thiết kế điều khiển bộ giá đỡ đa năng
Trên cơ sở hệ thống máy X-quang nhập về từ nước ngoài thực hiện việc đánh giá mức độ về cơ khí và về hệ thống điều khiển điện để thực thi triển khai trong nước.
Giai đoạn 1: Tập trung vào thiết kế chế tạo trong nước hệ thống cơ khí giá đỡ đa năng. Đây là đối tượng điều khiển, vì vậy kết cấu cơ khí cũng như độ chính xác trong tính toán các thiết bị điện như phanh điện, động cơ cho ba chuyển động lên xuống, ra vào bóng và quay được thực nghiệm và đo đạc cẩn thận từ momen, tốc độ, dòng khởi động và dòng điện ổn định chạy liên tục.
Giai đoạn 2: Thiết kế lắp đặt tủ điều khiển điện thủ công
Giai đoạn 3: Cải tiến nâng cấp và ứng dụng điều khiển tự động cho hệ thống giá đỡ đa năng.
III. Kết quả thiết kế chế tạo
1. Phương pháp điều khiển cánh tay C:
Sau khi nghiên cứu việc ứng dụng máy X-quang  chẩn đoán tại các bệnh viện, chúng tôi nhận ra rằng: Hoạt động của máy đòi hỏi tính linh hoạt cũng như phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra sao cho việc dừng hệ thống máy phải có xác suất thấp nhất và luôn có biện pháp thay thế để đảm bảo máy hoạt động liên tục. Cánh tay C là một phần của hệ thống máy X-quang kỹ thuật số đa năng nên cũng phải đảm bảo yêu cầu trên. Chính vì vậy, Công ty thiết bị Việt Ba đã thiết kế hệ thống điều khiển cánh tay C với ba phương án cùng trên một hệ thống nhưng đảm bảo tính thay thế: Điều khiển chuyển động cánh tay C trên mặt Panel, Điều khiển chuyển động cánh tay C trên mặt màn hình cảm ứng, Điều khiển chuyển động cánh tay C trên bộ điều khiển từ xa
Ba hệ thống điều khiển trên hoạt động độc lập, tính năng điều khiển như nhau. Dưới đây là mô hình điều khiển của ba phương pháp trên.
Hình 1
a/ Điều khiển chuyển động cánh tay C trên mặt panel: Mặt điều khiển được thiết kế có thể gắn hoặc tách rời khỏi tủ điều khiển. Các nút nhấn thao tác vận hành chức năng của máy được nối trực tiếp với hệ thống điện động lực điều khiển cánh tay C.
b/ Điều khiển chuyển động cánh tay C trên mặt màn cảm ứng: Màn hình cảm ứng được kết nối cáp truyền thông điều khiển với bộ điều khiển khả lập trình viết tắt là PLC, bộ điều khiển này sẽ trực tiếp nhận lệnh từ màn cảm ứng và chuyển đến tủ điều khiển để điều khiển cánh tay C. Các tính năng điều khiển được thiết kế và điều khiển thông qua màn hình cảm ứng gắn cố định trên máy tại vị trí gần bóng X-quang để tiện cho kỹ thuật viên thao tác. Ngoài ra màn hình cảm ứng còn có chức năng hiển thị giá trị vị trí của tay C nhờ vào hệ thống cảm biến ( xem chi tiết trong mục 2 ).
Hình 2
Hình 3
c/ Điều khiển chuyển động tay C trên bộ điều khiển từ xa: Đây là phương pháp điều khiển đã được dùng nhiều trong công nghiệp tuy nhiên trong Y tế thì chưa được sử dụng rộng rãi đặc biệt phương pháp điều khiển này hiện nay máy nhập từ nước ngoài cũng chưa có. Công ty thiết bị Việt Ba đã nghiên cứu, chế tạo và đưa vào ứng dụng hệ thống điều khiển cánh tay C từ xa bằng sóng radio. Bộ thiết bị điều khiển gồm: Thiết bị phát tín hiệu là một hệ thống nút bấm có tính năng như mặt điều khiển panel hoặc màn cảm ứng và một thiết bị thu tín hiệu. Bộ thu tín hiệu này gửi lệnh điều khiển trực tiếp đến tủ điều khiển trong phạm vi hoạt động là 10 m. Mỗi thiết bị thu phát đều được mã hóa giống nhau và không bị trùng lặp với bộ thiết bị khác trước khi xuất xưởng.
2. Hệ thống đo vị trí cánh tay C:
Điều khiển hệ thống cánh tay C thực chất là điều khiển ba chuyển động chính: Chuyển động ra vào của bóng X-quang, chuyển động nâng hạ cánh tay C, chuyển động quay cánh tay C.
Hình 4
Hình 5
Trong quy trình chụp X-quang cho một bệnh nhân, kỹ thuật viên X-quang phải xác định các tham số chụp, trong đó có các tham số định vị tư thế chụp như khoảng cách chụp (khoảng cách từ tấm cảm biến bản phẳng đến bóng X-quang), chiều cao của tấm cảm biến so với mặt đất và góc quay của cánh tay C. Vì vậy, Công ty Việt Ba đã thiết kế và bố trí lắp đặt hệ thống cảm biến đo vị trị trên các chuyển động quay, nâng hạ và dịch chuyển bóng X-quang. Mô hình lắp đặt hệ thống điều khiển và hiển thị vị trí cánh tay C. như
Trong mô hình trên, các cảm biến được kết nối trực tiếp với bộ điều khiển PLC, bộ điều khiển này được lập trình tính toán và chuyển đổi từ góc quay sang vị trí của tay C so với mặt đất, khoáng cách giữa bóng X-quang với tấm cảm biến và góc quay của cánh tay C so với trục thẳng đứng. Các vị trí này được chuyển tới màn hình cảm ứng thông qua cáp tín hiệu để hiển thị trên màn cảm ứng.
Hình 6
3. Phương pháp điều khiển tự động cánh tay C:
Tại những bệnh viện lớn, nhu cầu chụp X-quang trong ngày rất lớn nên thời gian định vị chụp X-quang cho một bệnh nhân cần được giảm xuống. Chính vì vậy, chúng tôi nhận thấy cần phải nghiên cứu và đưa ra phương án cải thiện thời gian giữa hai lần chụp liền nhau. Có hai cách để giảm thời gian định vị: Một là tăng tốc độ chuyển động của cánh tay C và Bóng X-quang, hai là tự động định vị một số tư thế chụp thường xuyên. Đối với việc tăng tốc độ chuyển động của các cơ cấu chuyển động sẽ bị giới hạn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và kỹ thuật viên vận hành máy do đó sau khi nghiên cứu kỹ, Công ty Việt Ba đã thiết kế và đưa vào ứng dụng hệ thống điều khiển tự động cánh tay C, đảm bảo cách tay C chạy tự động và định vị tại một số vị trí mà bệnh nhân thường xuyên chụp. Tính năng này giúp kỹ thuật viên X-quang chuẩn bị bệnh nhân trong khi cánh tay C tự động chạy đến và định vị tại vị trí mà kỹ thuật viên mong muốn, do đó làm giảm thời gian chụp cho một bệnh nhân và nâng cao hiệu suất chụp X-quang cho máy.
Hai vị trí chụp được sử dụng nhiều là:
• Vị trí chụp đứng chuẩn tức là cánh tay C vuông góc với phương thẳng đứng
• Vị trí chụp nằm chuẩn tức là cánh tay C song song với phương thẳng đứng.
Lưu đồ chương trình điều khiển tự động định vị hai vị trí chụp được thể hiện như sau:
IV. Kết Luận:
Sau khi chạy thử nghiệm thành công tại một số bệnh viện, chúng tôi đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành sản phẩm số 34/2011/BYT-TB-CT ngày 4/10/2011. Tính đến thời điểm hiện nay (12/2013), chúng tôi đã sản xuất, lắp đặt và đưa vào sử dụng được trên 25 sản phẩm tại các bệnh viện trên toàn quốc như: Bạch Mai, Mắt trung ương, Nội tiết trung ương, Đa khoa Đức Giang (Hà Nội), Hòe Nhai (Hà Nội), MEDIC (Hồ Chí Minh), Đa khoa An Lão (Hải Phòng), Đa khoa TP Hòa Bình, Nhi tỉnh Hải Dương … Tất cả các sản phẩm đều hoạt động ổn định và đáp ứng yêu cầu của các bệnh viện.
Đây là một công trình nghiên cứu và ứng dụng trên quy mô nhỏ nhưng nó rất có ý nghĩa trong thực tế, được thể hiện trên hai phương diện:
1 - Giảm cường độ lao động cho các kỹ thuật viên chụp X-quang;
2 - Định vị bệnh nhân chụp X-quang dễ dàng và chính xác.
3 - Cải tiến điều khiển phù hợp với điều kiện và thói quen sử dụng của bác sỹ trong nước
4 - Cập nhật nâng cấp hàng năm thông qua của các bác sỹ chuyên khoa để đánh giá hiệu quả sử dụng và độ bền thiết bị
5 - giảm giá thành bằng 1/3 so với nhập của nước ngoài
6 - Chi phí bảo trì sửa chữa thấp và nhanh chóng.

“2014 là năm hành động của ngành Khoa học và Công nghệ"

Trò chuyện với phóng viên Vietnam+ nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân khẳng định 2014 sẽ là năm hành động của ngành, nhất là sau khi Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01.
Đổi mới tư duy
- Thưa Bộ trưởng, xin Bộ trưởng lược qua một vài thành tựu mà Bộ KH&CN làm được trong năm 2013?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trong năm 2013, thành tựu quan trọng nhất chính là việc Luật KH&CN sửa đổi được Quốc hội thông qua.
Đạo luật này đã tiếp cận được tiêu chí của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế trong hoạt động KH&CN. Đặc biệt là việc tổ chức các đề tài, dự án về KH&CN và cơ chế đầu tư, tài chính cho KH&CN.
Qua Luật, lần đầu tiên chúng ta buộc doanh nghiệp nhà nước phải có trách nhiệm đầu tư cho hoạt động KH&CN thông qua việc dành một phần lợi nhuận trước thuế để thành lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ KH&CN được giao thẩm quyền trong việc phân bổ dự toán ngân sách hàng năm cho KH&CN và cũng là lần đầu tiên cho phép áp dụng cơ chế của Quỹ phát triển KH&CN trong việc tài trợ cho các đề tài, dự án nghiên cứu, khoán chi đến sản phẩm cuối cùng cho các đề tài, dự án.
Như vậy, sắp tới các nhà khoa học sẽ được tạo điều kiện thuận lợi hơn để có thể có được những đề tài dự án chất lượng tốt, có kết quả đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội.
Trong năm 2013, các viện nghiên cứu lớn, các trường đại học và toàn ngành cũng có được những đề tài, dự án có kết quả tốt. Ví dụ như việc lần đầu tiên chúng ta công bố bản đồ gene của 36 giống lúa bản địa Việt Nam, điều này giúp cho khâu tạo giống, cải tạo giống mới có năng suất cao… Hoặc, trong lĩnh vực công nghệ, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang tiến hành đóng giàn khoan 120m nước (sau khi thành công với giàn khoan 90m nước)…
Bên cạnh đó, năm 2013 cũng chứng kiến nhiều mô hình ứng dụng KH&CN thành công như mô hình của Công ty Bảo vệ thực vật An Giang. Chúng ta đã làm chủ được một số giống cây, giống con nhập ngoại mà hiện nay đang phát triển rất tốt (cam không hạt, hoa lan…).
Ở lĩnh vực công nghệ sinh học, các nhà khoa học của Việt Nam cũng đã giải quyết thành công việc xử lý đất bị nhiễmdioxin do chiến tranh gây ra. Bên cạnh đó, số những công bố khoa học quốc tế của Việt Nam có tỷ lệ trích dẫn cao. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Việt Nam đứng thứ 76/142 quốc gia về năng lực đổi mới sáng tạo trong khi nếu xét về kinh tế thì chúng ta đứng thứ 132. Việt Nam cũng là quốc gia được xếp hạng thứ 57 trên thế giới về công bố quốc tế và trích dẫn công bố quốc tế….

Năm 2013 cũng chứng kiến nhiều nguồn đầu tư cho KH&CN (ngoài phần ngân sách 2% hàng năm). Đó phải kể đến Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) dành 10% lợi nhuận trước thuế, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam dành khoảng 2.000 tỷ và nhiều đơn vị khác trong và ngoài nhà nước đã dành kinh phí cho Quỹ phát triển KH&CN. Từ Quỹ ấy, họ mời các nhà khoa học tham gia vào hoạt động nghiên cứu, sản xuất và gặt hái được những thành công đáng kể như Công ty Bóng đèn phích nước Rạng Đông…
Việc đầu tư thông qua hợp tác quốc tế cũng rất tốt. Năm 2013, chúng tôi cũng khởi động dự án FIRST do World Bank tài trợ 100 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 10 triệu USD; dự án đổi mới sáng tạo Phần Lan - Việt Nam giai đoạn hai là 10 triệu Euro…
- Rõ ràng năm 2013 ngành KH&CN gặt hái khá nhiều thành công, nhưng có vẻ như Bộ trưởng còn trăn trở trước nhiều việc dang dở…?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đúng vậy! Trăn trở lớn nhất của chúng tôi là việc xây dựng nền tảng pháp lý cho KH&CN còn khó khăn. Mà cái khó khăn lớn nhất chính là việc đổi mới tư duy của các cơ quan quản lý.

Mà điều này thì cần sự vào cuộc của giới truyền thông để làm thay đổi tư tưởng của họ.
Thực ra những cái gọi là đổi mới trong KH&CN của chúng ta thì với cộng đồng thế giới đã áp dụng từ rất lâu rồi. Tôi ví dụ như thế giới khoán và chỉ kiểm soát đầu ra, tức là chú ý đến sản phẩm cuối cùng. Và, họ chỉ cần biết sản phẩm cuối cùng của anh là cái gì từ tiêu chí, thông số, thị trường. Nếu nhà khoa học làm được, họ sẽ cho quyết toán chỉ bằng vài tờ chứng từ chứ không phải là cả tập hóa đơn dầy cộp như của chúng ta hiện nay.
Một vấn đề nữa chính là việc sau khi Luật KH&CN sửa đổi được thông qua, chúng tôi bắt tay ngay vào việc xây dựng những Nghị định để hướng dẫn và nhiều văn bản dưới Luật. Nhưng mất nửa năm qua chúng tôi mới hoàn thành được 5 Nghị định mà vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng thuận.
Chúng ta có đủ “vũ khí”
- Để có được đạo luật sửa đổi với nhiều cải tiến đã là điều khó. Nhưng, để nó thực sự phát huy đúng vai trò của mình trong cuộc sống thì còn khó hơn rất nhiều, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Đúng là việc đưa chính sách vào cuộc sống là vô cùng khó, mà cái khó lớn nhất như tôi đã nói chính là tư duy của người quản lý và thêm nữa là sự phối hợp, thống nhất hành động của các cơ quan liên quan.
Tôi lấy ví dụ, từ năm 2005 Chính phủ đã có Nghị định về cơ chế tự chủ, cho phép tổ chức KH&CN được quyền kinh doanh như doanh nghiệp, được cấp giấy chứng nhận đăng ký sản xuất kinh doanh nếu có nhu cầu. Thế nhưng, do các văn bản không đồng bộ nên các Sở Kế hoạch và Đầu tư không chịu cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh….
Bộ KH&CN rất nỗ lực phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan để ban hành các văn bản đồng bộ và tuyên truyền tập huấn cho mạng lưới ở cơ sở và các ngành khác cũng phải như vậy. Có thế, chúng ta mới tránh khỏi việc Chính phủ ra Nghị định, nhưng không có văn bản và tập huấn cấp Bộ thì cấp dưới không thực hiện.
- Bộ trưởng có nói, năm 2012 là năm khởi động, năm 2013 là năm bản lề, vậy còn năm 2014 sẽ là năm gì của ngành KHCN?
Bộ trưởng Nguyễn Quân: Năm 2014 sẽ là năm hành động!
Theo dự kiến, trong quý I sẽ ban hành toàn bộ Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật KH&CN sửa đổi và quý II sẽ bắt đầu thực hiện.
Khi chúng ta có đủ “vũ khí” là Luật, Nghị quyết, Nghị định, Thông tư và tiền (từ nguồn đầu tư trong nước, nước ngoài) đã sẵn sàng rồi thì phải hành động.
Trong 2014, chúng tôi sẽ tập trung vào các giải pháp lớn như đầu tư của ngân sách Nhà nước, ngân sách của doanh nghiệp dành cho KH&CN phải tăng trưởng có hiệu quả. 2014 là năm đầu tiên các tập đoàn Nhà nước, các tổng công ty phải bỏ tiền ra đầu tư cho KH&CN từ ít nhất từ 3-8% lợi nhuận, tối đa là 10% lợi nhuận trước thuế...
Quan điểm của Bộ KH&CN là sẽ chỉ chi ngân sách nhà nước vào chỗ nào xã hội không đầu tư, vào chỗ phải có hiệu quả chứ không phải dùng ngân sách rải đều, mỗi địa phương một ít bởi như vậy rất lãng phí nguồn lực. Tôi cho rằng, ở đâu làm tốt là phải đầu tư nhiều, đâu không làm tốt- kể cả các Bộ- nếu sử dụng tiền không hiệu quả thì phải cắt giảm.
Ngoài ra, Bộ sẽ tập trung vào các chương trình KH&CN quốc gia, tiến tới giảm bớt chương trình trọng điểm cấp Nhà nước (KC, KX).
Trước đây, chúng ta có 10 chương trình trọng điểm cấp Nhà nước về KH&CN và 4 chương trình trọng điểm về xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, do cách quản lý và quan niệm của giới khoa học nên các sản phẩm từ các chương trình này không theo chuỗi, mà dàn trải. Tức là ai có nhu cầu thì đề xuất hỗ trợ nghiên cứu chứ không ghép lại với nhau thành sản phẩm chủ lực.
Mấy năm qua, Bộ KH&CN đã điều chỉnh, trình Thủ tướng phê duyệt các chương trình quốc gia. Đây là tổ hợp các đề tài dự án mà hướng đến mục tiêu là làm được sản phẩm quốc gia. Ví dụ như việc phải làm sao để chúng ta có được thương hiệu gạo Việt Nam trên trường quốc tế…
Cuối cùng, nhân dịp năm mới Giáp Ngọ, tôi xin gửi tới độc giả Báo điện tử Vietnam+ lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Chúc mỗi người chúng ta đều thấm nhuần tinh thần KH&CN, để KH&CN thực sự đi vào cuộc sống và trở thành quốc sách hàng đầu của đất nước.
- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng và chúc Bộ KH&CN sẽ có một năm hành động quyết liệt và hiệu quả, để KH&CN thực sự trở thành đòn bẩy chính của nền kinh tế!./.

Monday, March 3, 2014

Giải pháp quản lý kinh doanh cho giới Showbiz


Xu hướng mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ đang nở rộ và được nhiều người trong giới showbiz cũng như dân công sở - vốn là những người có rất ít thời gian - đặc biệt hứng thú, tuy nhiên, không phải ai cũng sắp xếp được thời gian để có thể quản lý được cửa hàng của mình. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu cho những ông chủ bận rộn.
Giải pháp quản lý kinh doanh cho giới Showbiz
Xu hướng mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ đang nở rộ và được nhiều người trong giới showbiz cũng như dân công sở - vốn là những người có rất ít thời gian - đặc biệt hứng thú, tuy nhiên, không phải ai cũng sắp xếp được thời gian để có thể quản lý được cửa hàng của mình. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một trong những giải pháp hữu hiệu cho những ông chủ bận rộn.
Mặc dù bận rộn, rất nhiều người vẫn muốn ở hữu một cửa hàng bán lẻ cho riêng mình, điển hình như các gương mặt có tiếng trong giới showbiz: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng với chuỗi cửa hàng Vua Biển, người đẹp Ngọc Trinh kinh doanh thời trang và spa,... Tuy nhiên, vì là người nổi tiếng, họ không có nhiều thời gian để thường xuyên có mặt tại cửa hàng và các vấn đề của cửa hàng thường được giao toàn quyền cho quản lý cửa hàng giải quyết.
Xu hướng mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ đang nở rộ và được nhiều người trong giới showbiz cũng như dân công sở đặc biệt hứng thú
Xu hướng mở cửa hàng kinh doanh bán lẻ đang nở rộ và được nhiều người trong giới showbiz cũng như dân công sở đặc biệt hứng thú.
 
Tìm một người quản lý có kinh nghiệm và đáng tin cậy là một trong những cách thức mà nhiều chủ cửa hàng lựa chọn khi không có nhiều thời gian dành cho việc quản lý cửa hàng của mình,nhưng các chủ cửa hàng vẫn cần phải nắm rõ được tình hình kinh doanh của cửa hàng mình để qua đó có những điều chỉnh kịp thời cho công tác kinh doanh. Giải pháp lựa chọn phần mềm quản lý là một trong chủ cửa hàng đang hướng tới.
Với mong muốn giúp cửa hàng bán hàng thuận tiện, đơn giản hơn, phần mềm Maybanhang.net ra đời nhằm giải quyết tất cả các khó khăn của những ông chủ bận rộn:
Với ứng dụng được cài đặt trên những thiết bị di động chạy trên hệ điều hành iOS hay Android của Maybanhang.net, chủ cửa hàng theo dõi được công việc kinh doanh của cửa hàng ngay trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình mà không cần trực tiếp đến cửa hàng, thậm chí ngay cả khi ở cách xa hàng nghìn cây số.
Chủ cửa hàng theo dõi được công việc kinh doanh của cửa hàng ngay trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình
Chủ cửa hàng theo dõi được công việc kinh doanh của cửa hàng ngay trên điện thoại hoặc máy tính bảng của mình.
 
Phần báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh của cửa hàng, của nhân viên theo nhiều tháng, quý, năm, hoặc báo cáo nhanh về hoạt động kinh doanh của cửa hàng mỗi giờ, mỗi ngày trên thiết bị di động, sẽ mang lại cho các chủ cửa hàng một cái nhìn rõ nét về tình hình hoạt động, về năng suất làm việc cũng như viễn cảnh tốt cho kế hoạch mở rộng kinh doanh.
Cửa hàng phân phối Cá sạch của Đàm Vĩnh Hưng mang tên Vua Biển vừa khai trương là một trong những khách hàng thân thiết của Maybanhang.net
Cửa hàng phân phối Cá sạch của Đàm Vĩnh Hưng mang tên Vua Biển vừa khai trương là một trong những khách hàng thân thiết của Maybanhang.net.
 
Với công nghệ của Maybanhang.net, các chủ cửa hàng có thể dễ dàng quản lý về mặt số lượng, về mặt thu chi và quản lý được cả quá trình xuất nhập kho khi không trực tiếp có mặt tại cửa hàng. Bằng những thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc máy tính bảng, chủ cửa hàng đã có thể phê duyệt chứng từ xuất – nhập kho, phê duyệt khoản tiền thu chi mà không cần thủ tục trình ký phức tạp.
Những tiện ích trên giúp các chủ cửa hàng dù bận rộn đến đâu vẫn có thể quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh của cửa hàng mình.

Quản lý quán café bằng phần mềm cực chuẩn

Với phần mềm bán hàng Maybanhang.net, chỉ cần 60 phút cài đặt và làm quen với nghiệp vụ, quán café của bạn đã có thể sử dụng phần mềm để vận hành một cách chuyên nghiệp nhất.
Với phần mềm quản lý bán hàng Maybanhang.net, chỉ cần tải ứng dụng phần mềm về máy tính hoặc các thiết bị di động khác là ngay lập tức đã có thể thực hiện các thao tác bán hàng, thanh toán,… trên phần mềm, mà không cần mất công đoạn cài đặt rắc rối như các phần mềm khác.
Việc tạo dữ liệu hàng hóa ở các phần mềm thông thường khác thường là công đoạn rắc rối và mất thời gian nhất, khi mà người tạo sẽ phải nhập thông tin của hàng trăm loại hàng hóa lên phần mềm – việc này còn dễ gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập kho cũng như bán hàng. Phần mềm Maybanhang.net cho phép tải các tập tin dữ liệu hàng hóa bằng excel có sẵn trên máy tính lên phần mềm. Dữ liệu hàng hóa trên excel có thể tạo bất kỳ lúc nào rảnh rỗi ở máy tính cá nhân và dễ dàng kiểm tra lại thông tin tránh trùng lặp hoặc sai dữ liệu hàng hóa. Với phần mềm của Maybanhang.net, các chủ quán café không còn phải lo lắng việc tạo dữ liệu sẽ ảnh hưởng đến thời gian bán hàng của quán.
Để vận hành phần mềm bán hàng thông thường một cách thành thạo, chủ quán và nhân viên phải mất khá nhiều thời gian cho việc làm quen, thao tác thực hành trên phần mềm – thời gian này có thể kéo dài lên đến 3 ngày, có khi là hàng tuần vì các phần mềm bán hàng thường có nghiệp vụ rất rắc rối. Maybanhang.net với giao diện đơn giản, thân thiện và dễ sử dụng dựa trên các luồng nghiệp vụ vận hành cửa hàng quen thuộc, giúp chủ quán và nhân viên dễ dàng thực hành thành thạo chỉ trong vòng mấy chục phút làm quen với phần mềm.
Với kinh nghiệm triển khai cho hàng trăm quán café trên địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận khác, phần mềm quản lý bán hàng Maybanhang.net sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác bán hàng của các quán café.

Chơi games bằng mắt


TP - Một công ty của Đan Mạch vừa cho ra mắt Eye Tribe, một thiết bị được tích hợp giữa cử động của mắt với phần mềm của các thiết bị điện tử giúp bạn có thể điều khiển bằng mắt.
Thiết bị này có giá 99 USD. Eye Tribe sử dụng tia hồng ngoại để định vị của mắt người xem. Với thiết bị này, bạn có thể lật trang báo điện tử bằng mắt, chơi trò chém hoa quả Fruit Ninja cũng bằng mắt. 
Công ty đã đưa công nghệ này vào các sản phẩm sử dụng phần mềm Android. Để lắp đặt EyeTribe vào máy tính bảng, người dùng cần phải cài thêm một mã code vào hệ điều hành máy tính. Việc áp dụng công nghệ này sẽ cho phép ứng dụng rộng rãi trên các sản phẩm hàng ngày như điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị điện tử và xe hơi.