Monday, February 24, 2014

Tự động hóa: Học "khoai", ra trường "khoái"!

Công việc của kỹ sư tự động hóa

Những kỹ sư tự động hóa thường đảm nhiệm toàn bộ công việc theo đơn đặt hàng của khách hàng. Khách hàng của những công ty tự động hóa thường là các nhà máy sản xuất có dây chuyền công nghệ đặc thù như nhà máy sản xuất bia, sản xuất thức ăn gia súc hay nhà máy dệt..

Chẳng hạn, để lắp đặt hệ thống xử lí nước tự động cho một nhà máy, họ phải làm từ khâu thiết kế công nghệ, thiết kế các phần mềm điều khiển, phần mềm giám sát. Sau đó, tiến hành lắp đặt, chạy thử và bàn giao hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu.

Các công ty chuyên về 
tự động hóa thường cung cấp, lắp đặt các hệ thống tự động ở nhiều ngành khác nhau như xử lí hệ thống nước, hệ thống lọc bụi, cân băng tải, tủ điều khiển, dây chuyền trong các nhà máy sản xuất giấy, xi măng, bia, đường, cán thép... Bởi vậy, các kĩ sư tự động hóa phải trau dồi thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác, ngoài chuyên ngành của mình.

Theo ông Phạm Quốc Hải - Phó Chủ nhiệm bộ môn 
tự động hóa xí nghiệp công nghiệp - ĐH: “SV tự động hóa ra trường có thể làm được rất nhiều việc liên quan đến chuyên ngành học của mình như thiết kế, ứng dụng, kinh doanh các sản phẩm tự động hóa. Họ cũng có thể làm việc với các dây chuyền tự động trong các nhà máy, xí nghiệp của nhiều ngành khác nhau như giấy, xi măng, mía đường, thực phẩm, giao thông vận tải... Nhiều nơi cần nên kĩ sư tự động hóa không khó để kiếm được một công việc như mong muốn".
Những trường nào đào ngành tự động hóa?

Trong khoảng hơn chục năm trở lại đây, hầu hết các trường trong khối kĩ thuật đều thành lập khoa hay bộ môn 
tự động hóa. Được nhiều người biết đến và có truyền thống hơn cả vẫn là Bộ môn tự động hóa xí nghiệp công nghiệp, thuộc Khoa Điện của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội (trường lấy đầu vào chung cho tất cả các khoa, kí hiệu trường BKA, chỉ tiêu hệ ĐH: 3870, điểm chuẩn năm 2007: 23)

Các kĩ sư 
tự động hóa cũng được đào tạo tại ĐH Kĩ thuật Công nghiệp Thái Nguyên ( Tự động hóa nằm trong nhóm ngành Kỹ thuật điện, mã trường DTK, mã ngành: 102, khối A, chỉ tiêu: 560), ĐH Bách khoa Đà Nẵng (nằm trong ngành Điện kỹ thuật, kí hiệu trường: DDK, mã ngành: 102, khối A, chỉ tiêu: 320), ĐH Bách khoa TP.HCM (nằm trong ngành Điện-Điện tử, kí hiệu trường QSB, mã ngành: 108, khối A, chỉ tiêu: 650), ĐH Sư phạm kĩ thuật TP.HCM ( Công nghệ tự động, mã trường: SPK, mã ngành: 106, khối A).

Ngoài ra, một số trường ĐH thành lập bộ môn 
tự động hóa phù hợp với từng chuyên ngành của trường mình. Như Bộ môn tự động hóa thiết kế cầu đường của Trường ĐH GTVT Hà Nội, Bộ môn Điện và Tự động tàu thủy của ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Bộ môn tự động hóa xí nghiệp mỏ và dầu khí của ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội...

Mỗi năm, trường ĐH Bách khoa Hà Nội bộ môn có khoảng từ 100 đến 150 kĩ sư ra trường. Tuy nhiên, số này cộng với SV tốt nghiệp của các trường khác, chưa thể đáp ứng nhu cầu nhân lực của các nhà máy, xí nghiệp, các công ty.

Tự động hóa là một chuyên ngành đòi hỏi người ở người kĩ sư phải tích hợp được nhiều kĩ năng ở trình độ cao. Ngay trong trường ĐH, họ đã phải học những môn khá "khoai" như Điều khiển quá trình, Kĩ thuật lập trình, Robot, Vi xử lí nâng cao, thiết kế hệ thống 
tự động hóa...

Dù vậy, đó cũng chỉ là lí thuyết cơ bản. Muốn làm được việc, họ phải chủ yếu học tập từ thực tế công tác. Với các kĩ sư tự động hóa, dễ kiếm việc không đồng nghĩa với dễ làm việc.
Tags: tự động hóa, nghề tự động hóa,công ty tự động hóa,thiết bị tự động hóa,tự động,kỹ sư tự động hóa,lĩnh vực tự động hóa,hệ thống tự động hóa,bộ môn tự động hóa,ngành tự động hóa

No comments:

Post a Comment